Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã góp phần thiết yếu trong việc đảm bảo ổn định đời sống và an sinh xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đã tạo nên một áp lực rất lớn đối với môi trường, chính là vấn đề chất thải nhựa (gồm chai nhựa, bao bì thức ăn,...) trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Được biết, ngành nông nghiệp trồng trọt hàng năm sử dụng đến 70 nghìn kg và 40 nghìn lít thuốc trừ sâu nhưng hàm lượng phân bón mà cây trồng hấp thụ rất thấp. Vì thế mà lượng phân bón được đưa vào đất rất lớn. Lượng thuốc này dễ dàng xâm nhập vào môi trường, lâu dần thấm sâu xuống tầng nước ngầm và tầng nước mặt.
Một lượng lớn chất thải nông nghiệp được thải ra môi trường bao bì thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vỏ chai thuốc thú y,… Hầu như các chất thải này đều không được thu gom, phân loại và xử lí đúng cách. Vì vậy tình trạng ô nhiễm vẫn còn kéo dài từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn.
Theo nhiều thống kê cho thấy, lượng chất thải phát sinh từ hoạt động trồng trọt xấp xỉ khoảng 661 nghìn tấn/ năm, bao gồm chất thải từ túi nilon, chai nhựa thuốc trừ sâu, bao bì thuốc BVTV,… Từ hoạt động chăn nuôi là khoảng hơn 67 triệu tấn/ năm, bao gồm chất thải từ vỏ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y,….
Chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật
Số lượng bao bì, vỏ chai nhựa hóa chất, hộp nhựa, các gói thuốc xuất hiện tràn lan trên các cánh đồng, kênh mương, nương rẫy, những nơi gần khu vực trồng trọt và chăn nuôi. Điều này không những ảnh hưởng mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Và nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao trong việc thu gom và xử lí rác thải nông nghiệp khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Do tính chất khó phân hủy nên dù được chôn lấp kĩ càng thì rác thải nhựa vẫn được tồn tại qua hàng trăm năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, làm suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.
Để giảm thiểu rác thải nhựa, chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, tăng cường đầu tư nguồn lực, kinh phí để xử lí rác thải hiệu quả. Đồng thời có những giải pháp, chính sách để tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng và xử lí đúng cách các loại phân bón, hóa chất để hạn chế tác động của rác thải nhựa đến môi trường. Và hơn hết, là người dân cần nâng cao ý thức khi tham gia sản xuất nông nghiệp, xử dụng đúng cách các sản phẩm có bao bì nhựa, thu gom và xử lí rác thải đúng quy định. Qua đó, góp phần vào xây dựng nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khi hậu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tại:
Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Giang
Địa chỉ trụ sở: Số 51, Đường T5, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Xưởng SX: 845/1, Đường số 18B, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP.HCM
Liên hệ: 0902.47.07.67 (M. Cần TPKD)
0937.312.604 (Quốc Phục)
Mail: nhuatiengiang@gmail.com
Website: www.nhuatiengiang.com
Xin chân thành cảm ơn!
- Chi tiết 7 bước làm đài phun nước bằng Chai Nhựa Phân Bón (03.07.2021)
- Các ý tưởng sáng tạo Tái chế lại Chai Nhựa đã qua sử dụng (08.10.2020)
- Phân Loại Và Ý Nghĩa Dưới Đáy Chai Nhựa (27.10.2020)
- Loại Chai Nhựa nào thải ra các hóa chất có hại? (28.10.2020)
- Chai Nhựa HDPE được làm từ đâu? (04.11.2020)
- Hành trình của Chai Nhựa HDPE (05.11.2020)
- Câu chuyện về hành trình tái sinh của Chai Nhựa gây sốt cộng đồng mạng (13.11.2020)
- Phong trào không dùng ống hút nhựa và Chai Nhựa một lần (20.11.2020)