Độc đáo bè qua sông làm bằng vỏ Chai Nhựa HDPE 1000ml thuốc bảo vệ thực vật
Một nông dân miền Tây đã nghĩ ra phương tiện qua sông độc đáo từ những thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vừa lạ mắt vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. để hiểu thêm về những vấn đề này, hãy cùng Nhựa Tiền Giang tìm hiểu nhé.
Ông Hiếu kể hằng ngày thấy vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng xong thường bị quăng bỏ làm cảnh quan nhếch nhác và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Ngày trước, ông thường thu gom vỏ chai này về để bán phế liệu. Cách đây không lâu, trong lúc đợi người đến thu mua, ông thấy con trai cột miệng bao lại rồi quăng xuống sông để tắm như phao. Ngồi quan sát thấy vỏ chai không chìm, từ đó ông Hiếu nghĩ nếu kết nhiều bao lại cho lớn, rồi cột thêm miếng ván lên làm phương tiện qua lại hai bờ sông có được không.
Để làm chiếc bè độc đáo này, các vỏ Chai Nhựa Tròn 1000ml thuốc bảo vệ thực vật sau khi thu gom về, ông Hiếu rửa sạch sẽ, sau đó bỏ vào một cái túi lưới rồi kết lại chắc chắn để các vỏ chai không rơi ra ngoài. Sau đó, sử dụng miếng ván (lớn, nhỏ tùy theo kích cỡ của bè) đặt lên, cột chắc chắn, vậy là hoàn thành một chiếc bè qua lại hai bờ sông. “Tôi thấy vỏ chai BVTV trên ruộng tràn lan hết làm ô nhiễm môi trường quá nên tôi gom lại, trước thì bán có tiền, giờ không bán nữa thì mình làm bè qua sông” - ông Hiếu bày tỏ.
Tính đến nay ông Hiếu đã “xuất xưởng” khoảng 20 chiếc bè từ vỏ chai nhựa như thế này, những người sử dụng là bà con, họ hàng hoặc hàng xóm của ông.
Nói về phương tiện qua sông từ những chai nhựa bỏ đi này, bà Trần Thị Phỉ (ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp) nhận xét đi cũng rất an toàn. “Bè nhỏ thì đi được bốn người, bè lớn thì đi được 6-7 người, đi qua lại nó vững vàng lắm. Bè này không có nước, kéo qua sông cũng dễ hơn xuồng, đi xuồng bị lắc, còn bè này thì vững hơn” - bà Phỉ chia sẻ.
Theo thống kê của ngành chức năng, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 100.000 tấn thuốc BVTV. Điều này cũng đồng nghĩa mỗi ngày không biết có bao nhiêu vỏ chai thuốc được thải ra môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Với cách làm của lão nông Hậu Giang này, bà con vừa có thể sở hữu phương tiện qua sông tiện lợi, vừa góp phần giảm tác hại ô nhiễm môi trường.
Do đó, bản thân ngành nông nghiệp cần phải sớm tái cấu trúc từ triết lý phát triển đến cách thực hiện. Đẩy mạnh chương trình đổi mới hệ thống cây trồng, tái cơ cấu cây trồng. Cần gắn làm sao cho giảm thuốc bảo vệ thực vật như: giảm làm lúa mà tăng cây màu, luân canh lúa – tôm, lúa – cá, lúa – màu thì sẽ giảm sử dụng thuốc trừ sâu, giảm sâu bệnh.
Song song, Chính phủ cần phải có chiến lược xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” – nông nghiệp công nghệ cao trên quy mô cả nước một cách đồng bộ, không thể để các địa phương tự thực hiện theo kiểu manh mún, mạnh ai nấy làm.
Để phát huy hiệu quả các hoạt động, các đơn vị chức năng cũng cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các huyện, xã đã xây dựng bể thu gom, lưu chứa về quản lý; thu gom và vận chuyển bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng./.
Bởi khi nào còn tồn tại tình trạng “một luống rau để cho gia đình ăn và một luống rau để đem bán”, còn chạy đua năng suất, lợi nhuận thì khi đó ngành nông nghiệp còn phải “sống nhờ” thuốc BVTV?
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách trong việc lựa chọn các loại chai phù hợp trong cuộc sống hằng ngày.
Mọi thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần Nhựa Tiền Giang
Trụ sở: Số 48 Đường Số 17, Phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP.HCM
Xưởng SX: 845/1, Đường số 18B, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP.HCM
Di động: 0902.47.07.67 (M. Cần TPKD)
0772.56.3000 ( Mẫn Nhi NVKD)
MỤC THOẠI RIÊNG
“ Vì Con Em Chúng Ta, xin Mọi Người vui lòng xây dựng một Môi Trường: Xanh - Sạch - Đẹp”
- Chi tiết 7 bước làm đài phun nước bằng Chai Nhựa Phân Bón (03.07.2021)
- Các ý tưởng sáng tạo Tái chế lại Chai Nhựa đã qua sử dụng (08.10.2020)
- Phân Loại Và Ý Nghĩa Dưới Đáy Chai Nhựa (27.10.2020)
- Loại Chai Nhựa nào thải ra các hóa chất có hại? (28.10.2020)
- Chai Nhựa HDPE được làm từ đâu? (04.11.2020)
- Hành trình của Chai Nhựa HDPE (05.11.2020)
- Câu chuyện về hành trình tái sinh của Chai Nhựa gây sốt cộng đồng mạng (13.11.2020)
- Phong trào không dùng ống hút nhựa và Chai Nhựa một lần (20.11.2020)